Pháp luật online

PHÁP NHÂN CÓ ĐƯỢC ỦY QUYỀN CHO PHÁP NHÂN - CÁ NHÂN.

Đại diện theo ủy quyền là chế định được quy định rõ trong Bộ luật dân sự năm 2005 và một số văn bản chuyên nghành khác được thể hiện ở dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong vấn đề Đại diện theo ủy quyền có nhiều cách hiểu và dẫn giải khác nhau của các Luật sư, Luật gia dẫn đến việc tranh cãi trong thời gian qua với những vấn đề: Pháp nhân có được  ủy quyền cho pháp nhân hay không? Cá nhân có được ủy quyền cho pháp nhân không? Để làm rõ vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu, phân tích dưới khia cạnh pháp lý và logic luật.

Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Dân sự quy định về việc đại diện thì Đại diện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Quan hệ đại diện có thể được xác lập theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.  Người nhận đại diện (nhận ủy quyền) phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện). Đồng thời theo quy định Khoản 1 điều  142 BLDS quy định: "Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện".
Như vậy, với những điều khoản trên có thể hiểu Chủ thể được phép tham gia với tư cách là người nhận đại diện theo ủy quyền chỉ có thể là cá nhân, con người cụ thể (Nếu hiểu theo câu chữ) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Đối với cá nhân, năng lực pháp luật là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Nó có từ khi con người sinh ra cho đến khi con người chết đi và không thể đương nhiên bị bác bỏ, hạn chế ngoại trừ pháp luật quy định trong những trường hợp đặc biệt. Điểm đặc biệt là mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự.
Còn pháp nhân có năng lực hành vi hành vi dân sự hay không ? hay là chỉ có năng lực pháp luật ?
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là tổng hợp những quyền và nghĩa vụ mang tính khách quan được pháp luật quy định. Những quyền, nghĩa vụ này không được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự mà được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên biệt về loại hình pháp nhân đó và trong quyết định thành lập và Điều lệ của pháp nhân.

Những quyền, nghĩa vụ dân sự cụ thể, mang tính chủ quan của mỗi pháp nhân phát sinh trên cơ sở năng lực hành vi của mỗi pháp nhân. Mặc dù Bộ luật dân sự không đề cập tới năng lực hành vi của pháp nhân nhưng được hiểu là năng lực hành vi của pháp nhân do người đại diện thực hiện phát sinh, chấm dứt cùng thời điểm phát sinh, chấm dứt năng lực pháp luật, tức là năng lực hành vi tồn tại tương ứng với năng lực pháp luật. Đây là điểm khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực hành vi của cá nhân không phát sinh đồng thời với năng lực pháp luật mà phụ thuộc vào 2 yếu tố: độ tuổi và khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của từng cá nhân cụ thể.

Như vậy qua phân tích ở trên có thể thấy pháp nhân có năng lực hành vi. Năng lực hành vi của pháp nhân được được thể hiện thông qua hành vi của người đại diện. Bộ luật dân sự chỉ quy định về người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự. Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua hành vi của cá nhân là người đại diện của pháp nhân. Tuy nhiên cũng cần hiểu là hoạt động của pháp nhân còn được thực hiện thông qua hành vi của các thành viên khác của pháp nhân, trong trường hợp này hành vi đó được thực hiện trong khuôn khổ nhiệm vụ được pháp nhân giao. 

Chẳng hạn theo quy định khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BXD quy định:

"2. Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư có thể ủy quyền cho ban quản lý dự án (trong trường hợp trực tiếp quản lý dự án) hoặc tư vấn quản lý dự án (trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dựán) thực hiện một hoặc một số các nội dung nêu tại Khoản 1 Điều này, trừ các nội dung sau: phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình làm cơ sở đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình, phê duyệt kết quả đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu hoặc phê duyệt kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng"
Vậy, ban quản lý dự án có được xem là một tổ chức hay không? Hiện nay, chưa có một văn bản nào định nghĩa rõ ràng "thế nào là ban quản lý dự án"? Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi thì ban quản lý dự án là một tổ chức, được thành lập để tiến hành việc quản lý, theo dõi, đôn đốc công trình...Ban quản lý là một tổ chức cụ thể chứ không thể là một thể nhân độc lập.
Hoặc theo quy định tại điều 141 Luật thương mại quy định: "Đại diện cho thương nhân"
1. Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
Thương nhân có được xem là một tổ chức không? điều này được lý giải cụ thể tại điều 6 Luật thương mại như sau:
Điều 6. Thương nhân
1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.
 Như vậy, trên cơ sở những quy định trên theo quan điểm của tôi là Pháp nhân có được ủy quyền cho pháp nhân – cá nhân ủy quyền cho pháp nhân. Việc ủy quyền này nó đáp ứng đầy đủ quy định tại theo quy định tại khoản điều 139 của Bộ luật dân sự.


                                                                           Dương Lê Ước An

Share on Google Plus

About Ước An

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

3 comments:

  1. Xin chào tác giả bài viết.

    Tôi có thêm một băn khoăn rằng liệu trong các vụ việc tố tụng dân sự, thì đương sự (là pháp nhân hoặc cá nhân) có thể ủy quyền cho một pháp nhân khác hay không. Trường hợp pháp nhân này không phải là một tổ chức hành nghề luật sư mà chỉ là một công ty thành lập theo đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư?

    ReplyDelete
  2. Chào bạn
    Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của tôi. Khi bạn đặt ra câu hỏi này thì tôi cũng đã băn khoăn cách đây 3 năm về trước. Trên phương diện pháp luật thì việc đương sự không thể ủy quyền cho một pháp nhân khác tham gia tố tụng. Bởi lẽ, Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2005 nay là luật doanh nghiệp năm 2014, luật đầu tư năm 2014 thì doanh nghiệp này không có chức năng đại diện ngoài tố tụng như Công ty luật, Công ty tư vấn luật. Trên đây là một vài trao đổi với bạn.
    Trân trọng!

    ReplyDelete
  3. sử dụng trần căng, trần xuyên sáng, trần nhà 3D, trần 3D xuyên sáng của Barrisol Việt Nam liên hệ ngay để được nhận báo giá trần xuyên sáng

    ReplyDelete