Pháp luật online

LUẬN GIẢI VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

HUỲNH THẾ DU – giảng viên tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và hiện đang nghiên cứu sau tiến sỹ về chính sách công và phát triển đô thị tại Đại học Harvard
Bài này được viết khi tác giả đang nghiên cứu sau tiến sỹ về chính sách công và phát triển đô thị tại Đại học Harvard. Tuy nhiên, bài viết không thuộc bất kỳ dự án hay được tài trợ bởi tổ chức hay cá nhân nào (kể cả Đại học Harvard và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright nơi tác giả vẫn đang trong biên chế). Ý tưởng viết bài này được hình thành một cách tình cờ sau khi tác giả trao đổi với GS. Nguyễn Quang Thái về một số vấn đề liên quan. Bài viết hoàn toàn thể hiện quan điểm riêng của tác giả với mục tiêu duy nhất là đóng góp vào những thảo luận đến đường hướng phát triển cho Việt Nam hiện nay.
Để có thể hoàn thành bài viết, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn GS. Nguyễn Quang Thái với những trao đổi để tôi có thể hình thành bài viết cũng như việc cung cấp một số tài liệu và đọc các bản thảo với những nhận xét và góp ý vừa bao quát, vừa rất cụ thể. Tôi xin chân thành cảm ơn GS. Trần Hữu Dũng với những góp ý và bình luận hết sức thẳng thắn và xác đáng cho những nội dung cốt lõi của bài viết qua những bản thảo khác nhau. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Ngọc Anh, TS. Vũ Thành Tự Anh, bà Phạm Chi Lan, PGS. Phạm Duy Nghĩa, ông Trần Đức Nguyên, ông Nguyễn Vạn Phú, ông Nguyễn Xuân Thành, GS. Trần Văn Thọ và một số người khác đã đọc và có những nhận xét, bình luận và góp ý hết sức quý báu cho bài viết. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bà Phạm Chi Lan đã chuyển bản thảo đến một số người đọc và góp ý giúp tôi. Tôi xin cảm ơn ông Phạm Vũ Lửa Hạ đã giúp tôi tìm hiểu một số thuật ngữ liên quan.
Tất cả những người đã đọc các bản thảo và góp ý cho tôi đều là những chuyên gia hàng đầu trong những lĩnh vực liên quan đến các nội dung chính của bài viết. Do vậy, tôi đã có được những nhận xét, bình luận và góp ý hết sức sâu sắc từ bao quát đến cụ thể. Có những góp ý đơn giản chỉ là điều chỉnh hay thay đổi một vài câu chữ, nhưng đã làm cho các nội dung cốt lõi của bài viết nổi lên rõ ràng hơn rất nhiều. Điều này chỉ có thể đến từ những người thực sự am hiểu vấn đề. So với bản thảo đầu tiên, phiên bản này đã được bổ sung và phát triển thêm rất nhiều. Tuy nhiên, đây là một vấn lớn và liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng các nguồn lực  và khả năng của tác giả có hạn nên bài viết không thể phân tích hay lý giải tất cả các vấn đề được nêu ra một cách thấu đáo. Thêm vào đó, những điểm yếu, những sai sót là không thể tránh khỏi và lỗi này hoàn toàn thuộc về tác giả. Cuối cùng, bài viết chỉ là một phân tích, một tiếp cận của tác giả về một số khía cạnh trong chủ đề quan trọng này. Tác giả sẽ tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu thêm về những vấn đề liên quan trong khả năng và nguồn lực của mình. Với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để cùng tất cả mọi người chung tay làm rõ con đường phát triển của Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, tác giả rất mong nhận được những góp ý, bình luận và trao đổi của những người quan tâm đến vấn đề này nói riêng, vì sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam nói chung.
Cambridge Tháng 11, 2013

Tóm tắt
Việt Nam chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) làm mô hình phát triển. Trong hơn hai thập kỷ kể từ khi quyết định đường hướng phát triển này, nhiều điểm tích cực của kinh tế thị trường đã được phát huy đem lại mức tăng trưởng kinh tế khá cao để đưa một phần rất lớn người dân Việt Nam thoát khỏi đói nghèo – nỗi ám ảnh gần như trong suốt chiều dài lịch sử Dân tộc Việt. Tuy nhiên, khi vẫn còn lúng túng trong việc luận giải “Định hướng XHCN là gì?”và mối quan hệ của nó với kinh tế thị trường như thế nào thì các nguyên tắc thị trường ngày càng chi phối sâu rộng các hoạt động kinh tế. Những mặt trái hay khuyết tật của thị trường không được xử lý bằng những cách thức đúng đắn, những trục trặc khi nhà nước can thiệp hay làm thay thị trường đang làm cho các vấn đề như: bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm, tham nhũng, lãng phí băng hoại đạo đức và các mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam đang trở nên gay gắt và nghiêm trọng hơn.
Trong bài viết “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, trên Tạp chí Cộng sản Online ngày 08/06/2013, Gs. Đỗ Hoài Nam (2013) đã nêu:
Đến nay vẫn còn không ít vấn đề vướng mắc chậm được luận giải, đang được coi là kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất… Một trong những vấn đề quan trọng là sự cần thiết phải cụ thể hóa những nội dung cơ bản phản ánh định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển đất nước nói chung và phát triển kinh tế thị trường nói riêng. Ở nước ta, điều này lần đầu tiên đã được chính thức luận giải khái quát trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX và được nhắc lại ở Đại hội Đảng lần thứ X. Từ đó cho đến nay vẫn chưa có những bước tiến mới trong việc tiếp tục cụ thể hóa những nội dung phản ánh tính định hướng này.
Một luận giải rõ ràng về khái niệm “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”dựa trên nền tảng khoa học trong xu thế thời đại ngày nay làm cơ sở để giải quyết những bức xúc trước mắt cũng nhưđịnh ra đường hướng phát triển dài hạn cho Việt Nam là rất quan trọng. Nhằm góp phần làm sáng tỏ các lý luận liên quan đến vấn đề này, bài viết sẽ phân tích vấn đề của Việt Nam và thực tiễn phát triển trong xã hội loài người để đưa ra những luận giải cụ thể với những bằng chứng khoa học và tư duy biện chứng.
Share on Google Plus

About Ước An

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

2 comments: